Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Sợi dây liên l;ạc


May 26, 2012 7:13 PMPublicPageviews 32 0


1. Tìm hiểu về dòng họ Thái Bá ở vĩnh thành yên thành nghệ an
Xin chào các bác các ông các cụ! tên cháu là Thái Bá Đức, Bố cháu là Thái Bá Phúc, Ông nội cháu là Thái Bá Luyện. Theo cháu được biết thì có rất nhiều dòng dõi họ thái ở trên đát nước mình. cháu cũng không biết là dòng họ Thái Bá của cháu có nguồn gốc từ đâu. cháu chỉ biết la nhà thờ họ của cháu ở xóm Tiên Trung, Xã Vĩnh Thành Huyện Yên Thành Tỉnh Nghệ AN. Có Bác nào biết thì giúp con với. con cảm ơn các bác nhiều. chúc anh em họ Thái nhà ta thành công trong cuộc sống và hanh phúc.Rát vuui khi được làm quen với táy cả những người họ thái.
Số người xem:575 Số bài trả lời: 1
Tin dòng họ: Thái  Ngày đăng: 25/5/2011
Thông tin liên lạc dòng họ:
Họ tên: Thái Bá Đức
Email: thaibaduc92@gmail.com
Điện thoại: 0987020199
Địa chỉ liên hệ: 106/781N nguyễn kiệm phường 3 Quận gò vấp,tphcm
2. tim nguon goc ho
toi que o Tam Hung Thanh oai Ha Noi. Vung que toi co mot chi ho Thai co khoang 167 nguoi dan ong (56 gia dinh). Hien nay con chau trong ho da di lam an khap cacs tinh thanh trong ca nuoc. Vung que toi xua kia co chien tranh loan lac, moi tai lieu lien quan den dong ho deu bij thieu chay het ca. Toi co hoi cac cu lon tuoi trong ho, duoc biet: Ho cua toi co nguon goc tu Trung Quoc. Tinh cho den thoi diem nay vao khoang gan 700 nam. Dong hanh cung dong ho la nguon goc cua su ra doi cua ngoi chua co" CHUA BOI KHE" Ngoi chua nay da duoc xep hang di tich lich su van hoa nam 1979. Toi cung da lien lac rat nhieu voi cac anh em ho thai khac o cac noi nhung chua nhan duoc su dong nhat va hoi am.
Số người xem:734 Số bài trả lời: 0
Tin dòng họ: Thái  Ngày đăng: 1/3/2011
Thông tin liên lạc dòng họ:
Họ tên: Thai quan trung
Email: Trungxdbd@gmail.com
Điện thoại: 0982129472
Địa chỉ liên hệ: Song Khe - Tam Hung - Thanh Oai- Ha noi

3. Tìm nguồn cội dòng họ
Kính gửi các Cô, Chú, Bác, Anh Chị cùng họ Thái

Tôi tên Thái Đức Trường Giang là cháu 6 đời của họ Thái Đức, Nghe ông bà sau này kể lại ông tổ 6 đời trước là từ miền Trung hoặc miền Bắc vào Nam không rõ, sau đó lập nghiệp ở xã Tân Thuận Tây, tỉnh Đồng Tháp. 
Ông tổ 4 đời trước lập gia đình và tạo lập sự nghiệp ở Tỉnh Long
Hiện tôi đang tìm lại gốc tích để cập nhật gia phả của dòng họ. Cô Chú và Anh Chị nào cùng họ hoặc có thông tin về gốc tích từ xa xưa của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ được thể hiện trên trang WEB này. Rất cảm ơn những thông tin quý báu cũng như sự quan tâm đến họ Thái Đức của các cô chú anh chị gần xa.
Trân Trọng

Thái Đức Trường Giang
Số người xem:163 Số bài trả lời: 0
Tin dòng họ: Thái  Ngày đăng: 16/9/2011
Thông tin liên lạc dòng họ:
Họ tên: Thái Đức Trường Giang
Email: truongiangtd@yahoo.com
Điện thoại: 0918 564 606
Địa chỉ liên hệ: 19/19, Liên Khu 8-9,P.Bình Hưng Hòa A,Q.Bình Tân, HCM

4. TÌM CHI HỌ THÁI HUY
Chi nhánh họ Thái Huy ở xã Hưng Đạo – Hưng Nguyên – Nghệ An hiện nay đã 13 đời, nguyên từ đợi thứ 5 trưởng tộc ông Thái Phiên Hàn, sinh hạ  03 trai:
1/ Thái Huy Thố ; 2/ Thái Huy Nguyên ; 3/ Thái Huy Hy : ( Đời thứ 6 )
Ông Thái Huy Thố sinh hạ 2 con trai là:
1/ Thái Huy Lễ; 2/ Thái Huy Nghi ( Đời thứ 7 ). Sau đó ông Thố đưa toàn bộ gia đình đi ra phía Bắc ( tức là từ Thanh Hóa trở ra ). Vậy nay hậu duệ của ông Thái Huy Thố ở đâu, xin liên hệ về quê quán qua tộc trưởng họ Thái Huy Tùng ở xóm 7 – Hưng Đạo – Hưng Nguyên – Nghệ An hay ông Thái Huy Hóa theo số điện thoại: 01668.201.300 hoặc 05002213393
Số người xem:187 Số bài trả lời: 0
Tin dòng họ: Thái  Ngày đăng: 5/8/2011
Thông tin liên lạc dòng họ:
Họ tên: Thái Huy Hóa
Email: diep210@gmail.com
Điện thoại: 01668201300
Địa chỉ liên hệ: DAK LAK

5. Tìm nguồn gốc họ Thái ở Tam Kỳ, Quảng nam
Ba tôi là cán bộ miền nam tập kết ra bắc năm 1955, Ba tôi sinh ra tại xã Tam dân, huyện Tam Kỳ, Tỉnh Quảng nam. Tôi muốn biết về nguồn gốc họ Thái của chúng tôi, xin được giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Số người xem:1344 Số bài trả lời: 3
Tin dòng họ: Thái  Ngày đăng: 3/3/2010
Thông tin liên lạc dòng họ:
Họ tên: Thái Phúc Ánh
Email: thaiphucanh@gmail.com
Điện thoại: 0979354745
Địa chỉ liên hệ: Thôn 12, Phú Xuân, Krông Năng, Đăk Lăk

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Chuyện cũ kể lại


May 23, 2012 9:20 PMPublicPageviews 25 0



PHỤ BIÊN GIA PHẢ
( THÁI VĂN HÒA – Đời thứ 11 ghi lại)

 Khoảng năm 1925-30, trước khi tôi ( VĂN HÒA) và thân sinh là Quang lộc tự thiếu khanh VĂN TỐ cùng cả họ khởi công xây dựng nhà thờ họ ta ngày nay, trong nhà cũ của VĂN THỊNH công (đời thứ chín) còn lưu lại bốn (4) chiếc cột lim rất lớn bị cháy dở và một số di vật mà Cụ thường giấu đi không cho người ngoài được biết. Cụ chỉ nói với con cháu là: Bốn (4) chiếc cột lim cháy dở ấy là kỷ niệm của  tòa nhà cũ của tiên tổ đời thứ tám (8) là DANH LÂN công. Trong số di vật có tập liệt kê trích lục bản đồ hơn 200 thửa ruộng thuộc hai xứ Đồng Cò và Đồng Bẩm đứng tên hai anh em tiên tổ đời thứ 8 là DANH PHỤNG công và DANH LÂN công.
Đến tuổi trưởng thành tôi  (VĂN HÒA) được nội tổ (Cụ Văn Thịnh) và thân phụ (Cụ Văn Tố) kể cho nghe về sự tích các di vật trên.

Nguyên trước đây hai anh em tiên tổ đời thứ bảy (7) là DANH ĐIỀM công  và DANH ĐỈNH công đã có nhiều công lao chiêu dân khai phá lập ấp thành hai trang trại lớn ở hai xứ Đồng Cò và Đồng Bẩm ở miền thượng đạo huyện Yên Thành.. Cụ Danh Điềm bị bạo bệnh mất sớm (năm 18 tuổi) chưa có con cái nên cả hai khu trang trại đều giao cho Cụ Danh Đỉnh và 3 người con trai: DANH TUÂN, DANH PHỤNG, DANH LÂN quán xuyến. Thời đó miền thượng đạo Yên thành núi hoang rừng vắng, dân cư thưa thớt, thường có đạo tặc lấy làm căn cứ ẩn náu để thỉnh thoảng đổ về miền xuôi cướp bóc.
Hai trang trại của anh em nhà họ Thái ngày càng phát triển, đến đời các con có Cụ DANH LÂN là người học rộng lại có tài quản lý nên đất đai trồng trọt chăn nuôi phát triển lên đến bốn năm trăm mẫu, sau một số năm khai phá thì được Quan Tỉnh cấp trích lục địa bạ, dân trong trang trại lên đên gần ngàn người trở thành một vùng sản vật trù phú dân cư sung túc. Điều này không qua khỏi mắt bọn sơn tặc, chúng bắt đầu dòm ngó và có khi đã dám xâm phạm người và tài sản của dân trại ở những nơi hẻo lánh. Để bảo vệ dân cư và tài sản, Cụ Danh Lân đã mua sắm vũ khí, mới thầy dạy võ nghệ về huấn luyện dân thôn, tổ chức lực lượng dân binh dũng mãnh, nhiều lần chống cự và đuổi đánh sơn tặc đến tận sào huyệt. Hơn 10 năm về sau, hai trang trại đã hoàn toàn thanh bình, bọn sơn tặc không còn dám xâm phạm.
Tháng Năm năm Ất Dậu (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), kinh thành Huế thất thủ, vua HÀM NGHI xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vương. Cụ Nghè NGUYỄN XUÂN ÔN, quê xã Diễn Thái, Diễn Châu, được Phụ chính đại thần TÔN THẤT THUYẾT thay mặt vua cử làm An – Tĩnh Hiệp thống quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giúp vua, cứu nước.
Ông cùng Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Đinh Nhật Tân lập chiến khu ở xã Đồng Thành thuộc huyện Yên Thành. Nơi vùng núi đó, Nguyễn Xuân Ôn chọn một thung lũng làm nơi xây dựng Đại đồn Đồng Thông. Đại đồn rộng khoảng 30 hec ta chung quanh có núi non bao bọc, tiếp giáp với trang trại của anh em nhà họ Thái. Buổi đầu nghĩa quân lên đến vài ngàn người, hầu hết là nông dân vùng lân cận. Cụ Danh Lân cũng đem toàn bộ dân binh đầu nhập  nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí và sản xuất lương thực, trở thành một lực lượng quan trọng của nghĩa quân Cụ Nghè Ôn. Kể từ đó, căn cứ Đồng Thông đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ.
Ngày 2 tháng 4 năm Đinh Hợi (25 tháng 7 năm 1887), do bọn chỉ điểm, quân Pháp bất ngờ tập kích Đồng Nhân (nay là thôn Đồng Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành), nơi Cụ Nghè Ôn đang dưỡng thương. Bị đột kích bất ngờ, không kịp tự sát, Cụ bị đối phương bắt được. Sau khi lãnh tụ nghĩa quân bị bắt, Pháp  tiếp tục xua quân đi ruồng bố, bắt bớ nghĩa quân nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa do Cụ lãnh đạo. Một vùng quê bị giặc Pháp đốt phá tan tành, nhiều gia đình phải tan nát, ly tán mỗi người một ngã...
Cụ Danh Lân cũng bỏ trốn đi xa, không rõ tông tích. Hai người con là tiên tổ VĂN ĐĨNH và VĂN THỊNH mới trên dưới 20 tuổi cùng mẹ và vợ Cụ Văn Đĩnh phải về nương nhờ một gia đình có cảm tình với nghĩa quân ở Làng Phan, phía Đông Bắc huyện Yên Thành. Vài năm sau hai Cụ quay về quê cũ ở Hoa Thành thì nhà cửa tan hoang, họ hàng ly tán. Cả hai Cụ đều là người được học hành nhưng Cụ Văn Đĩnh buồn chuyện nước chuyện nhà – vợ cả mất hồi loạn ly, vợ thứ cũng chết trẻ không có con cái -  nên lìa quê lấy vợ kế họ Hoàng ở Tiên Bồng và di cư lên Cửa Rục (Kim Thành) đến già mới quay về Hoa Thành, làm nhà trong khuôn viên cũ do người em là Cụ Văn Thịnh đã khôi phục lại. Cụ Văn Thịnh là người học rộng tài cao, có  quyết tâm khôi phục dòng họ, là chỗ dựa cho anh em chú bác tập hợp về quê cũ.
Cụ quyết giữ lại những di vật trên để sau này nhắc lại cho con cháu biết về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông. Tuy nhiên sợ tay sai của giặc rình mò tìm cách tiêu diệt dòng họ nên sinh thời Cụ không nhắc chuyện xưa với bất cứ ai ngoài con trai đã lớn khôn là Cụ Văn Tố.
    Tôi (Văn Hòa) may mắn được cha ông kể lại sự tích hào hùng và bi thảm ngày xưa nên đem câu chuyện cũ kể lên đây để nhắc nhở con em trong họ Thái chúng ta luôn tự hào về truyền thống yêu nước thương dân và luôn phấn đấu vượt mọi khó khăn để vun đắp tương lai cho con cháu đời sau.
* Lưu bút của Cụ Thái Văn Hòa - Trưởng nam Thái Thanh Sơn kính cẩn biên tập.