Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Chính quyền Thừa Thiên - Huế bất lực hay bao che?


Jun 25, 2010 9:12 PMPublicPageviews 1 0

Nhà thờ Thái tộc bị đập phá: Bất lực đứng nhìn?

Cập nhật lúc 15:44, Thứ Ba, 22/06/2010 (GMT+7)
,
 
- Trước vụ việc phá hoại nghiêm trọng xảy ra đêm 19/6, lãnh đao tỉnh TT-Huế chỉ xuống TP Huế. Lãnh đạo TP Huế chỉ lên lãnh đạo tỉnh TT-Huế. Còn Công an TP Huế thì điều tra hết năm này qua năm khác vẫn… không ra thủ phạm!

Tan nát nhà thờ hơn 100 năm của cả một gia tộc

Trong khi vụ tranh chấp đất đai ở khu nhà thờ Thái tộc (120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế) giữa bà Thái Thị Kim Lan (đại diện Thái tộc) và bà Nguyễn Thị Thuý Hằng (con ông Nguyễn Văn Kế, bị gia tộc họ Thái tố cáo lấn chiếm đất đai xây dựng công trình trái phép) vẫn chưa có hồi kết thì ngày 21/6, báo VietNamNet tiếp tục nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của bà Thái Thị Kim Lan.



Mô tả ảnh.
Ngôi từ đường của gia tộc họ Thái ở Huế bị phá hoại nghiêm trọng

Bà Lan cho biết, tối 19/6, người trông coi Từ đường của gia tộc họ Thái vào nhà thờ thắp hương bình thường, không có vấn đề gì xảy ra. Khoảng 8h30 sáng hôm sau, bà Lan lên Từ đường. Vừa đến ngoài sân thì bà Nguyễn Thị Thuý Hằng đứng ở phía đất đối diện Từ đường (địa điểm thuộc phạm vi tranh chấp) đã vỗ tay, gọi tên bà Lan và nói: “Mi lên sửa mái nhà đó hẳn” cùng những lời chủi rủa thô bỉ khác.

Do đã quá quen thuộc với những hành vi đe doạ, chửi bới của bà Hằng và tưởng bà ta nói về vụ đập phá nhà thờ xảy ra hồi tháng 3/2010 mà gia tộc họ Thái vừa cho sửa chữa nên bà Lan vẫn giữ thái độ im lặng. Đến khi mở cửa bước vào nhà thờ, bà mới chết lặng cả người khi chứng kiến một cảnh tượng tàn phá hết sức nặng nề.

“Toàn bộ ngói lợp trên mái Từ đường có diện tích 120m2 bị đập đập phá. Hai mái ngói của ba căn nhà thờ chính điện bị đập tan, ngói bể đầy bàn thờ, mái của chái tây bị đập vỡ toàn bộ, đồ thờ trên bàn thờ Phật bị vỡ nát. Bàn thờ tổ tiên, hương hỏa bị đạp đổ, vỡ nát tứ tung. Trên nền Từ đường phủ đầy một lớp gạch vỡ. Nhang, đèn, kính… rơi rớt ngổn ngang!” – bà Thái Thị Kim Lan bức xúc cho hay.

Theo bà Lan cho biết, đây không phải là lần đầu mà đã là lần thứ 6 trong vòng hai năm qua, Từ đường của Thái tộc vốn đã tồn tại hơn 100 năm trong một quần thể  kiến trúc đáng được xem là một di sản văn hoá  của cố đô Huế, là nơi thờ hương hỏa, tổ tiên của cả một dòng họ, bị đập phá.



Mô tả ảnh.
Phần mái ở chái tây ngôi từ đường bị đập vỡ

Tháng 3 và 4/2009, tất cả lu vại cổ trưng bày trong vườn của Từ đường bị đập vỡ. Ngày 2/10/2009, cây cối bị chặt đứt một cách tàn bạo. Ngày 3/10/2009, những cây quý còn sót lại (cây sanh, cây tùng) bị chặt đứt và mái nhà thờ ông bà tổ tiên bị phá gần một nửa. Các ngày 21, 22, 23/2/2010, nhà thờ bị ném đá, đập phá đồ đạc, chặt phá cây cối, gây thiệt hại lớn và người giữ nhà của Từ đường bị đe doạ giết chết.

“Gần đây nhất, hồi tháng 3/2010 cũng đã xảy ra vụ ném đá, đập mái ngói, nổ bom xăng trên mái nhà… Tuy nhiên, so với vụ việc cách đây 3 tháng thì vụ việc xảy ra đêm19/6 còn gây thiệt hại nặng nề gấp 10 lần. Thiệt hại vật chất đã trầm trọng mà thịệt hại tinh thần càng gấp bội. Tất cả đều xuất phát, bắt nguồn từ phía nhà bà Nguyễn Thị Thúy Hằng”.  Bà Thái Thị Kim Lan nói.

Chưa bàn đến chuyện tranh chấp đất đai thì việc nhà thờ gia tộc họ Thái liên tục bị phá hoại đã cho thấy an ninh công cộng trên địa bàn đang bị buông lỏng. Những kẻ vi phạm pháp luật đang ngang nhiên thách đố, coi thường luật pháp khiến tình hình trật tự trị an và đời sống, sinh hoạt của người dân trở nên bất an. Không những thế, việc huỷ hoại các giá trị truyền thống, di sản văn hoá tâm linh của cả một gia tộc, đạp đổ bàn thờ tổ tiên của dòng họ là sự chà đạp lên các giá trị đạo đức, lối sống của xã hội.  

Tỉnh chỉ xuống, thành chỉ lên!

Bà Thái Thị Kim Lan là Việt kiều sống tại Đức, là GS-TS của trường Đại học Munich, Chủ tịch Hội Giao lưu văn hoá Đức – Á của Munich và từng được nhận danh hiệu “Vinh danh nước Việt năm 2006”. Rất nhiều công việc quan trọng đang chờ bà ở Đức, nhưng do quá đau lòng trước cảnh đất đai của nhà thờ gia tộc bị lấn chiếm trái phép, Từ đường bị đập phá nên bà cứ lần lữa mãi chưa trở về giải quyết.



Mô tả ảnh.
Mái của ngôi từ đường bị vỡ toác nghiêm trọng

Tuy nhiên chiều 21/6, bà Thái Thị Kim Lan cho biết, do công việc quá cấp bách, không thể trì hoãn hơn nữa nên sáng mai 22/6, bà phải vào TP.HCM để bay qua Đức. Tâm nguyện trước khi lên đường của bà là được biết chính quyền địa phương và ngành chức năng đã thể hiện trách nhiệm như thế nào trước vụ việc nghiêm trọng này?

Chúng tôi đã gọi điện thoại cho ông Ngô Hoà, Phó Chủ tịch phụ trách văn xã của UBND tỉnh TT-Huế. Ông Hoà cho hay, khu nhà thờ của gia tộc họ Thái không phải “di tích” nên không thuộc trách nhiệm quản lý của ông. Tuy nhiên, ông xác nhận là tại đây đang xảy ra vụ tranh chấp đất đai.

“Tôi không phụ trách đất đai. Phụ trách đất đai trước đây là chị Hoà (bà Nguyễn Thị Thuý Hoà, vừa nghỉ hưu) nhưng tôi cũng đã có ý kiến rồi, cũng đã mời hai bên lên để hoà giải nhưng không được. Về mặt pháp lý thì phía bên kia (tức bà Nguyễn Thị Thuý Hằng) cũng có căn cứ pháp lý. Do vậy phải thương lượng giữa đôi bên, nhưng thương lượng không được. Tôi chỉ biết như thế thôi vì tôi không phụ trách vấn đề đất đai” – ông Ngô Hoà nói.

“Nhưng thưa ông, quần thể kiến trúc độc đáo ở khu nhà thờ Thái tộc đã trên 100 tuổi cũng chính là phần không thể thiếu góp phần tạo nên một cố đô Huế trở thành Di sản văn hoá thế giới như hiện nay. Như vậy, việc đập phá nhà thờ này có khác gì đập phá chính một phần văn hoá vốn mang bản sắc rất riêng, rất độc đáo của Huế?” – chúng tôi đặt câu hỏi.



Mô tả ảnh.
Nền nhà của ngôi từ đường phủ đầy gạch, ngói vỡ

Mặc dù cho biết là nói chuyện với bà Thái Thị Kim Lan mãi vì ở gần nhà, nhưng ông Ngô Hoà vẫn tỏ ra ngạc nhiên khi nghe đến chuyện nhà thờ Thái tộc bị đập phá: “Họ có đập phá nhà thờ đâu. Có phải đập phá cái nhà thờ đấy không?”. Đến khi nghe thuật lại sự việc xảy ra đêm19/6, ông Ngô Hoà bảo sẽ kiểm tra lại và trả lời sau.

Tuy nhiên, khi chúng tôi đăng ký sáng mai 22/6 sẽ ra Huế để làm việc trực tiếp về kết quả “kiểm tra” thì ông Ngô Hoà trả lời: “Tôi đang đau, nằm ở nhà. Cái này thuộc về TP Huế. Anh có thể gọi điện cho Chủ tịch UBND TP Huế là ông Phan Trọng Vinh để hỏi (về chuyện tranh chấp đất đai – PV). Còn về chuyện văn hoá thì tôi đang đau, ở nhà, mới đau này hôm nay, có đi làm đâu!”. Và đó là lý do để ông Ngô Hoà từ chối làm việc trực tiếp với PV VietNamNet.

Chúng tôi tiếp tục gọi điện cho ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực đất đai của UBND tỉnh TT-Huế. Vừa nghe chúng tôi đặt vấn đề về vụ phá hoại nhà thờ Thái tộc đêm 19/6, ông Thọ đáp ngay: “Tôi đang chuẩn bị họp giao ban. Đây là vụ việc nằm trong phạm vi quản lý của TP Huế. Anh phải hỏi ông Phan Trọng Vinh, Chủ tịch UBND TP Huế là người quản lý trên địa bàn!”.

Theo “hướng dẫn” của hai ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, chúng tôi gọi điện cho ông Phan Trọng Vinh để tìm hiểu lãnh đạo TP Huế đã chỉ đạo xử lý như thế nào về vụ phá hoại nhà thờ Thái tộc. Câu trả lời của ông Vinh còn… cụt lủn hơn: “Cậu nên nhớ rằng việc giải quyết vụ đó thuộc thẩm quyền của tỉnh!”. “Nhưng trên tỉnh bảo vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP Huế?” – chúng tôi hỏi tiếp. “Nếu thế thì thôi nhé!” – ông Phan Ngọc Vinh đáp và từ chối trả lời tiếp.



 Mô tả ảnh.

Đồ thờ cúng trên bàn thờ bị xô xuống lăn lóc dưới đất!

Nghiệp vụ điều tra yếu kém hay… bao che?

Bà Thái Thị Kim Lan cho hay, sau những lần nhà thờ tộc Thái bị phá hoại trong suốt 2 năm qua, bà đều gọi điện báo cho Công an phường Hương Long và Công an TP Huế. Lực lượng công an địa phương đã nhiều lần về điều tra, nhưng kết quả thì chưa thấy đâu, còn các vụ phá hoại thì vẫn tiếp tục tái diễn, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước.

Sau vụ việc đêm 19/6, một lần nữa bà Kim Lan đặt niềm tin vào Công an phường Hương Long và Công an TP Huế. Họ cũng đã cử lực lượng đến hiện trường để xem xét. Chiều 21/6, chúng tôi gọi điện cho ông Đặng Ngọc Sơn, Trưởng Công an TP Huế để tìm hiểu kết quả điều tra. Ông trả lời: “Vụ việc này làm từ lâu rồi, làm từ trước. Hiện nay anh em vẫn đang làm!”. Chúng tôi nhắc lại vụ việc vừa xảy ra đêm 19/6, ông Sơn đáp ngay: “Cái đó tôi biết rồi, giao anh em làm từ lâu đến nay rồi”!

“Thưa ông, Công an TP Huế điều tra vụ việc này đã lâu, không biết đã có kết quả chưa?” – “Chưa chưa, anh em vẫn đang làm. Vì nó đập xong nó bỏ trốn. Anh em đang truy xét, đang làm thôi!” – ông Sơn trả lời. “Được biết Công an TP Huế đã điều tra, truy xét vụ này đến 5 lần rồi…” – chưa kịp để chúng tôi hỏi xong câu hỏi, ông Sơn đáp ngay: “Lâu rồi, rất lâu rồi, vẫn đang làm thôi!!”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Đến bây giờ vẫn chưa có dấu hiệu gì sao?”. “Thì cũng làm, chưa có kết luận cuối cùng thôi, chưa có dấu hiệu. Tôi đang họp chút!”.
Trong khi kẻ xấu vẫn tiếp tục các hành vi phá hoại nhà thờ của cả một gia tộc, đe doạ tính mạng của người dân thì lãnh đạo tỉnh TT-Huế chỉ xuống lãnh đạo TP Huế, còn lãnh đạo TP lại chỉ lên lãnh đạo tỉnh. Đặc biệt, việc điều tra của lực lượng công an trên địa bàn kéo dài năm này qua năm khác vẫn không đưa ra được kết luận là do trình độ nghiệp vụ yếu kém hay do bao che? Vậy thì người dân còn biết kêu cứu vào đâu?
  • Hải Châu

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Họ THÁI


Jun 8, 2010 10:05 PMPublicPageviews 2 0

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thái là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Trung Quốc (Hán tự: , Bính âm: Cai, đôi khi còn được phiên âm Hán ViệtSái) và Triều Tiên (Hangul: , Romaja quốc ngữ: Chae). Họ này đứng thứ 155 trong danh sách Bách gia tính, về mức độ phổ biến họ này đứng thứ 34 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006, đây là một trong 10 họ phổ biến nhất ở Đài Loan.

Mục lục

Người Việt Nam họ Thái nổi tiếng

Người Trung Quốc họ Thái nổi tiếng

Người Triều Tiên họ Chae nổi tiếng

Người họ Thái nổi tiếng khác

.

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

Truyền thuyết về Kiêm quận công THÁI BÁ KỲ


Jun 7, 2010 9:21 PMPublicPageviews 5 0



Sưu tầm từ Blog THÁI BÁ TÂN
Dòng họ Thái Bá , có nhà thờ Tổ hiện nay tại Đô Lương, Nghệ An, theo đối chiếu gia phả thì được xem là dòng trưởng của các chi họ Thái khác ở Yên Thành (chi Thái Danh, Thái Thanh), Quỳnh Lưu (chi Thái Ngô, Thái Nguyên), v..v..
Kiêm quận công Thái Bá Kỳ
Tổ sáng nghiệp của dòng họ Thái Bá là Chân quận công Thái Bá Du và con trai là Kiêm quận công Thái Bá Kỳ, hai danh tướng có công lớn phò Lê diệt Mạc đầu thời Lê Trung hưng.Sau đây là một truyền thuyết về danh tướng Thái Bá Kỳ, đã gọi là truyền thuyết thì  tất nhiên chắc chắn  là có chỗ hoang đường, không đúng sự thực nhưng tôi sưu tầm từ trang viết của Bác Thái Bá Tân, cũng xin đưa lên để bà con cùng biết...

Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ

       Năm Bính Tý (1567) tướng nhà Mạc là Hữu quận công Nguyễn Thiện đem quân vào cướp châu Hoan. Vua Lê Quang Hưng sai Chân quận công Thái Bá Du cùng hai tướng khác là Nguyễn Cảnh Hoan và Lai quận công Phan Công Tích (con rể Thái Bá Du) xuất binh đánh dẹp. Với sự giúp đỡ của tám người con trai, tất cả đều là dũng tướng, đặc biệt có con cả Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ cầm quân đi tiên phong, đô đốc Thái Bá Du trong một trận đã giết hơn nghìn quân Mạc, được vua Lê phong thưởng hai phiến bài vàng, ba con voi và mười ngựa chiến. Sau khi quân Nguyễn Quyện bị đánh bại phải lui về Thanh Hóa tập hợp lực lượng, vua còn ban chiếu chỉ khen “Chân quận công Thái Bá Du giúp rập nước nhà, công nghiệp lớn lao thật không phụ trách nhiệm”, thưởng thêm ba nén vàng, ba phiến bài vàng, cấp bổng lộc hai huyện và trấn phong tước vị Thiếu bảo Chân Quận công.Tiếp đến, vào năm Cảnh Hưng thứ 15, vua Lê lại sai Thái Bá Du cùng các con và Thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên theo Bình An vương Trịnh Tùng dẫn đại binh đánh Mạc Mậu Hợp nhằm chiếm lại Đông Đô. Trong trận quyết định ở Cầu Giền phía nam Hà Nội, với thế áp đảo về quân số, quân  vua Lê giành thắng lợi lớn, bắt sống vua Mạc cuối cùng là Mạc Mậu Hợp.  Đóng góp không nhỏ cho chiến thắng này là đạo quân của Thái Bá Du và các con trai Thái Bá Kỳ, Thái Bá Phiên, Thái Bá Tỉnh, Thái Bá Chiến, Thái Bá Hộ, Thái Bá Phúc, Thái Bá Vinh và Thái Bá Đức.
Liên quan đến trận đánh này, dòng họ Thái Bá ở Nghệ An có lưu truyền một câu chuyện như sau về người con cả của Thái Bá Du là Phò mã  Kiêm quận công Thái Bá Kỳ, được vua ban sáu chữ vàng “Trí dũng trung đẳng đại vương” và gả con gái cho là Lê Thị Công chúa, hiệu Đoan Trang Trinh Thục Tôn Linh, nay còn đền thờ chính ở xã Kim Lai, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương.
Câu chuyện này không thấy ghi trong gia phả dòng họ hoặc chính sử, nhưng được cháu con truyền tụng hết đời này sang đời khác, lâu dần thành việc ai cũng tin có thật.
Đó là chuyện lần ấy, trong trận Cầu Giền lịch sử, Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ được thân phụ sai dẫn mấy nghìn tinh binh thọc sâu vào trận địa quân Mạc, với ý định làm rối đội hình đối phương rồi đánh bật lại, hỗ trợ cho đại binh sẽ kéo đến sau. Ngài cưỡi con ngựa chiến màu huyết dụ tuyệt vời mới được vua ban, giáp trụ sáng ngời với thanh đại đao mà người bình thường khó cầm vững trong tay chứ chưa nói vung lên hạ xuống làm đầu giặc rụng như sung. Ngài luôn đi trước xông pha mở đường làm gương cho các phó tướng và binh sĩ. Ngài đi đến đâu, quân Mạc tan tác đến đấy. Tuy nhiên vì ham đánh, không biết tự lúc nào, ngài chợt thấy mình đang đứng trước chân thành Đông Đô. Ngoái lại thì thấy giặc đã bao vây bốn phía. Một lính của ngài phải chống trả bốn năm lính địch, còn ngài thì tả xung hữu đột luôn tay chém giết, quyết mở đường máu quay về với đại binh của thân phụ ngài.
Lúc ấy đã ngả về chiều. Trời âm u, lại lác đác mưa. Xung quanh la liệt xác chết và những ngọn khói hiệu phía xa xa. Đang lúc ngài mải giao chiến với hai tướng nhà Mạc trước mặt thì một tên thứ ba lén phi ngựa đến từ phía sau rồi giơ cao thanh đao sáng loáng của hắn. Em trai ngài là Thái Bá Chiên, Phò mã Phụ mạ Hoành Quận công (Vợ là Trịnh Thị Công chúa, hiệu Từ Huệ Trinh Thục Tôn Linh, đền thờ hai người ở xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Thái Bá Chiến sau này được ban phong “Dũng Lược Trung Đẳng Đại Vương”) luôn ở bên cạnh. Hoành Quận công Thái Bá Chiến chưa kịp kêu to báo điều nguy hiểm cho huynh trưởng thì đầu của chủ tướng Thái Bá Kỳ đã bị chém lăn xuống đất. Quân Mạc reo hò vang dậy, tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Tuy nhiên, vị tướng nhà Lê vẫn ngồi yên trên ngựa, không đầu, không thấy máu chảy. Ngài quay lại, chém một nhát xẻ đôi người tên kia. Quân giặc thấy thế cả kinh, chỉ biết há mồm, trợn mắt đứng yên như trời trồng. Thừa thế, quân Lê lại lao vào chém giết. Một người cúi nhặt chiếc đầu bị chém, giơ hai tay đưa lên cho ngài. Ngài bình thản đặt lên cổ mình, tiếp tục giao chiến. Chốc chốc, để hù dọa, ngài nhấc đầu mình lên cầm trên một tay, tay kia giơ cao ngọn đại đao sáng loáng. Quân tướng nhà Mạc sợ quá, bỏ chạy tán loạn, không đánh đã tan. Tối hôm ấy trở lại bản doanh, chỉ khi quỳ xuống cúi chào thân phụ và bẩm báo kết quả trận đánh, đầu ngài mới rơi xuống đất, trước sự ngạc nhiên của đô đốc Thái Bá Du và quân tướng trong trại...         
                                                                       *  * 

Một truyền thuyết đẹp đượm màu huyền thoại !

Theo gia phả họ Thái Bá, thì sự thật là Phò mã Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ thuộc hàng đại thọ, giặc tan, sống hạnh phúc với Lê Thị công chúa và một đàn cháu con thành đạt. Có lẽ câu chuyện trên chỉ được thêu dệt để tôn vinh khí phách, lòng dũng cảm của ngài và binh sĩ dưới quyền ngài. Điều này có thể hiểu được và dễ châm chước. Vả lại, nó là chuyện của thời xa xưa không ai kiểm chứng và có lẽ cũng không cần kiểm chứng.
Nhưng chuyện dưới đây thì hoàn toàn có thật, ít ra theo lời kể của ông trưởng họ trông coi nhà thờ dòng họ Thái Bá ở Đô lương, Nghệ An. Chuyện rằng vào năm 1953 và cả mấy lần sau này nữa, khi ở Nghệ An quê tôi rộ lên cái việc đáng hổ thẹn là đập phá đền chùa, thì chính ngài, Kiêm Quận công Thái Bá Kỳ, đã làm người ta phải chùn tay, do vậy nhà thờ tổ họ Thái mới giữ được đến ngày nay, dù bị mất mát khá nhiều. Số là trong nhà thờ có tượng ngài bằng gỗ sơn son thếp vàng, và như các “cán bộ đập phá” thời ấy kể lại thì cái đầu của ngài đã xoay đúng một vòng quanh cổ để trợn mắt dướn mày nhìn hết lượt những người đang đứng xung quanh với dao búa trong tay. Thấy thế, họ hoảng sợ bỏ chạy, không dám làm gì. Tuy nhiên, ông trưởng họ bị một phen long đong về tội “xúi thần linh cản trở cách mạng xóa bỏ mê tín dị đoan và xây dựng nếp sống văn hóa mới”. Nhờ thế mà nhiều đền chùa miếu mạo trong vùng được nương tay hơn.
Nhà thờ họ Thái Bá chúng tôi ở Đô Lương thờ cụ tổ Thái Bá Du, năm 1993 được nhà nước cấp bằng công nhận “Di tích Lịch sử, Văn hóa” để ghi nhận công lao các công thần danh tướng họ Thái Bá đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước các triều vua trước đây. Kèm theo bằng là các ghi chép cụ thể về cuộc đời và sự nghiệp những người danh tiếng trong dòng họ. Nổi bật nhất là vị tổ thứ bảy Thái Bá Du (1521 - 1582), người sau này được phong chức Thái Phó, chức quan thứ hai trong hàng Tam Công của triều đình nhà Lê. Cụ có tám người con trai đều nối dõi binh nghiệp của cha, hai người là phò mã được phong tước Quận công, sáu người còn lại mang tước hầu, có đền thờ rải rác khắp nước. Sáu con gái của cụ thì một lấy vua Lê Thần Tông (Thái Ngọc Thụy), một lấy vua Lê Triết Vương (Thái Ngọc Bản), người nữa lấy Chúa Trịnh (Thái Ngọc Quỳnh). Ba người còn lại là vợ các Quận công danh tiếng trong triều. Hàng cháu chắt cụ cũng nhiều người làm nên công sự lớn, trong đó có cụ tổ chi Diễn Châu của tôi là Thái Bá Đậu, sau này được vua Nguyễn phong là “Mậu Quốc công, Trụ quốc Trung trật”, coi như rường cột triều đình.
Vậy là dòng họ Thái Bá trải qua bao đời vua chủ yếu nổi tiếng nhờ các quan võ. Quan văn đến nay mới chỉ biết đến một người là Thái Thuận (còn gọi là Sái Thuận - chữ Hán, Thái và Sái đọc như nhau), cố của Thái Bá Du. Cụ Thái Thuận sinh 1441 (năm mất không rõ), đậu tiến sĩ khoa ất Mùi năm 1475, làm việc ở quán các dưới triều vua Lê Thánh Tông hơn hai mươi năm, một thời gian còn kiêm chức Tham Chính tỉnh Hải Dương. Cụ làm thơ hầu như suốt cả đời mình, có tới hàng nghìn bài nhưng chỉ lưu được tập “Lã Đường Di Cảo” hơn hai trăm bài, người đời hết lời ca ngợi (được cố nhà thơ Quách Tấn dịch năm 1972 ở miền Nam, và Bùi Duy Tân, Đào Phương Bình dịch in lần nữa năm 1979 ở miền Bắc). Trong tập “Truyền Kỳ Mạn Lục”, Nguyễn Dữ dành hẳn một truyện viết về cụ, là truyện “Kim Hoa Thi Thoại Ký”. Vua Lê Thánh Tông phục tài thơ Thái Thuận mà đặc phong cụ làm “Tao Đàn phó nguyên suý”, chỉ sau vua là chánh. Cụ mất và được an táng tại làng Liêu Lâm, huyện Siêu Loại, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nơi còn lưu được chiếc miếu nhỏ thờ cụ. Một trường trung học ở thị xã Bắc Giang hiện mang tên Thái Thuận. Ông nội cụ là Thái Bá Tâm, một người nổi tiếng đời Trần, từng theo Trần Tùng Quang đánh quân nhà Minh, giữ chức Tư lệnh Quân vụ.                  
                                                                         *Tôi nay đã thuộc lớp người già, mà người già thì hay có những trò bị coi là lẩm cẩm. Thi thoảng tôi giấu gia đình vào Quốc Tử Giám, ngồi tựa lưng vào tấm bia tiến sĩ có khắc tên cụ tổ để được gần cụ, được hưởng chút hơi hướng văn thơ của cụ, hoặc đơn giản được sung sướng nghĩ rằng tôi là người có gốc có rễ, gốc rễ bám rất sâu vào lịch sử dân tộc.
Cách đây không lâu, tôi đưa vợ về quê, dẫn ra nghĩa trang chi Thái Bá ở Diễn Châu, trên một ngọn đồi gần làng. Trước bàn thờ là lăng cụ tổ Thái Bá Khiếu với tấm bia đá ghi rõ công trạng cụ. Phía dưới là mấy dãy mộ các đại gia đình trong họ, ngắn dài tùy theo số lượng người đã chết. Tôi chỉ vào phần đang dành sẵn cho tôi và nói: “Tôi và bà sau này sẽ nằm đây!” Vợ tôi, một người Hà Nội gốc, lại còn trẻ, chỉ cười không nói gì. Thế mà tôi buồn mất mấy ngày. Tất nhiên cả điều này cũng bị vợ coi là lẩm cẩm. Hôm sau chúng tôi đi xe đò lên Đô Lương viếng nhà thờ gốc của dòng họ Thái Bá thờ cụ tổ mà cháu con rất đỗi tự hào là Tả Tư mã, Thái phó Thái Bá Du.
Trong nhà thờ có nhiều tượng lớn nhỏ mà thú thực tôi chẳng biết rõ tượng nào là của ai, trừ tượng cụ tổ. Tôi thơ thẩn hồi lâu, cố tìm một điều và cuối cùng đã tìm thấy nó. Một vết cắt rất mảnh quanh cổ pho tượng ngay bên phải dưới tượng cụ tổ. Chắc đây là tượng cụ Thái Bá Kỳ, Phò mã Thái Bảo Kiêm Quận công, “Trí dũng trung đẳng đại vương”, kỵ sĩ không đầu trong trận Cầu Giền oanh liệt đại thắng quân Mạc năm Quang Hưng thứ mười lăm! Tối hôm ấy (thêm một trò lẩm cẩm nữa của người già), tôi xin phép ông trưởng họ được ngồi lại một mình trong nhà thờ, lúc nào muốn thì về nhà ông ngủ.
Tôi ngồi yên rất lâu trong sự im lặng gần như tuyệt đối, dưới ánh đèn điện màu hồng hình nến cao trên bệ thờ, giữa bao nhiêu là tượng, bài vị, gươm giáo và cả một đôi ngựa gỗ. Trong đầu tôi chẳng có ý định gì cụ thể. Từ lâu đã qua cái tuổi sợ và tin những điều vẩn vơ, nhưng lúc ấy tôi rất muốn và cố tình chờ ai đấy trong số các bức tượng, cụ Thái Bá Kỳ chẳng hạn, sẽ từ từ bước ra thành người thật như trong các truyện ma tôi viết gần đây. Có thể các cụ sẽ cho biết thêm đôi điều về về lịch sử dòng họ chăng?  Có thể các cụ sẽ trách mắng tôi và lũ hậu duệ hèn nhát, bất tài chăng? Quả thật tôi chẳng biết và chẳng nghĩ tới điều đó. Đơn giản tôi muốn được nhìn thấy ai đấy trong số các cụ. Thậm chí tôi gần như tin điều kỳ diệu này nhất định sẽ xẩy ra. Thì đã gọi là người già hay lẩm cẩm. Tôi tin và kiên nhẫn ngồi chờ trong trạng thái lâng lâng mê muội. Mấy lần tôi nghe có tiếng sột soạt, tiếng gì rất lạ và bí ẩn. Tôi nhắm mắt, hy vọng khi mở ra sẽ thấy điều kỳ diệu. Cuối cùng, lúc ấy đã quá nửa đêm, tôi chợt nghe có tiếng động và tiếng bước chân rất nhẹ, những âm thanh có thật và mỗi lúc một rõ hơn. Tôi nín thở chờ đợi. Tiếng bước chân đã rất gần, hình như ngay bên cạnh, và tôi từ từ mở mắt.
“Ông lẩm cẩm vừa thôi. Khuya rồi không về ngủ, còn ở đây làm gì?”
Trước mặt tôi không phải cụ Thái Bá Kỳ oai phong lẫm liệt, mà là bà vợ cau có được ông trưởng họ dẫn đi tìm chồng. Tôi miễn cưỡng đứng dậy, lần nữa buồn bã nhìn ông tượng có đường cắt rất mảnh quanh cổ. Vì lý do nào đó, ngài đã không hiện lên với tôi, nhưng tôi thấy ngài hình như đang nheo một mắt tinh nghịch và mỉm cười. Là người viết truyện ma, tôi có thể dễ dàng phịa ra đủ chuyện, nhưng đây là chuyện nghiêm túc liên quan đến tổ tiên, dòng họ, tôi phải trung thành với sự thật. Cái sự thật đó là lúc ấy có một trong những cụ tổ của dòng họ Thái Bá đã nhìn tôi với nụ cười bao dung, thông cảm.                    
                                                                                 Hà Nội, 30.5.2002   

_____________________________________________________________________________________________

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010

Thư Đà Nẵng

Thư Đà Nẵng
Jun 6, 2010 10:34 PMPublicPageviews 9 0
Chào anh, tôi là Thái Văn Cường - 1982.
Tôi ở Đà Nẵng.
Tôi nghe nói họ Thái ở VN đều cùng 1 gốc nhưng tách ra thành nhiều nhánh.
Tôi thấy họ Thái rất ít, lâu lâu mới gặp 1 người.
Rất vui được kết giao anh em với anh.
Có thông tin gì về họ tộc anh liên lạc em với nhé.
Mb: 0906.888.461

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

Thư Quảng Trị


Jun 5, 2010 10:15 PMPublicPageviews 7 0
Kính gửi GSTS Thái Thanh Sơn

Có lẻ phải gọi GS bằng chú thì hợp lý hơn vì cháu năm nay mới 34 tuổi hiện tại cháu làm CNTT cho sở Thông Tin Truyền Thông Quảng Trị
Thực tế không có dòng họ nào được hạnh phúc như dòng họ ta đi đâu thấy họ Thái là nhận bà con. từ bắc chí nam. Sinh ra và lớn lên trên đất lữa miền Trung nghe kể về quá khứ của ông cha tổ tiên mà khổ nổi không có tư liệu nào cụ thể, xuất phát dòng họ từ đâu.... Đã từ lâu cháu có ý định lập 1 trang web như hothai.com.vn để nhiều người như cháu và cho muôn đời sau tựhào về dòng họ của mình


GS có thể cho cháu biết hiện tại GS công tác ở đâu nếu có thể mong gs gửi cho cháu ít tư liệu ở đây cháu có thể tham khảo thêm các bậc tiền bối nếu GS ở hà nội thì cháu có thể ra đó gặp GS, việc này đã thôi thúc cháu từ lâu mà chưa có sự trợ giúp
kính chúc giáo sư, gia đình và bà con ta sức khỏe
Kính thư
Cháu Ninh

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Chào bà con


Jun 4, 2010 10:10 AMPublicPageviews 4 0
Chào Anh,
Em cũng là họ Thái. Em cũng muốn tìm hiểu rõ hơn về gốc gác họ của mình. Nghe đâu cũng là dòng dõi quý tộc gì đấy thì phải, em nghĩ nếu tập hợp được các anh em họ Thái để giao lưu thì hay quá.
Cảm ơn anh.
 
Thai Doan HungBAC A Projects.

T  : +84-4-39365388
F  : +84-4-39365399
M : +84-983528096

E  :
doanhungthai@gmail.com
 

Hồi ức về VĂN TỐ công

Hồi ức về VĂN TỐ công
Jun 4, 2010 7:26 PMPublicPageviews 4 0



HỒI ỨC

GHI NHỚ VỀ
Hiển Tổ khảo: Tiền THÁI VĂN TỐ công
 Hiệu Cổ văn nhân (chiết tự chữ TỐ)
(Trong chữ Hán, chữ TỐ do 3 chữ CỔ, VĂN và bộ NHÂN ghép thành)
.Thiếu thời ở quê nhà:
Sinh ngày    tháng    năm Kỷ Sửu tức là ngày     tháng    năm 1889 tại quê nhà thôn Tân Mỹ, xã Tràng thành (nay là Hoa Thành). Huyện Yên Thành, Nghệ An
Mất ngày    tháng    năm 1956 tức ngày 22 tháng 7 năm Bính Thân hưởng thọ 68 tuổi.
Mộ táng tại Nghĩa trang họ Thái, xứ Cồn Sùng
Ông vốn có tư chất thông minh thiên phú, theo học với cha từ bé, nổi danh văn tài. Năm Mậu Ngọ đời Khải Định – tức năm 1918 -   Ông dự Khoa thi Hương đỗ Cử nhân trường Vinh, trở thành người phát khoa cho hàng Xã hàng Tổng sau 300 năm không có khoa bảng.
Năm sau Ông tiến kinh thi Hội khoa Kỷ Mùi -1919 -, qua 2 kỳ toàn chiếm điểm ƯU. Trước khi lên kinh ứng thí thì ở quê, thân sinh của Ông là Cụ Văn Thịnh ốm rất nặng, ông ra đi thi mà lòng dạ cứ bồn chồn về bệnh của Cha. Trong mấy ngày chờ kết quả vào điện thí, một đêm Ông nằm mơ thấy có tiếng người gọi gấp và đưa cho Ông một bộ áo đại tang. Tỉnh dậy Ông thấy mồ hôi ướt đầm và còn như nghe tiếng gọi văng vẳng của người Cha thân yêu. (Thời ấy giao thông, thư tín rất khó khăn, thông tin “hỏa tốc” từ quê nhà vào Huế có khi hàng tháng trời mới đến). Sáng hôm sau Ông kiên quyết bỏ thi về quê. Nghe tin đó Cụ Cao Xuân Dục là người Thịnh Mỹ, Diễn Châu, là Cử nhân xuất thân nhưng hiện làm đến Đông cấc học sĩ, là một trong tứ trụ Triều đình, quan cực phẩm trong triều gọi Ông đến và bảo: “Thầy nên suy nghĩ lại. Đông – Yên nhị huyện ta (Ngày trước Phủ Diễn Châu gồm 2 huyện là Đông thành và Yên thành, về sau huyện Yên thành tách riêng ra còn  huyện Đông thành cũ lấy tên là Phủ - sau này là huyện Diễn châu) từ mấy trăm năm người văn tài không thiếu nhưng không có ai đỗ đại khoa. Đây là Khoa thi Hội cuối cùng, với sức học của Thầy và kết quả hai kỳ vừa rồi thì chỉ mười ngày nữa Thầy có thể mang biển Tiến sĩ vinh qui về làm vẻ vang cho quê ta. Tôi xin bảo chứng cho Thầy là Thầy chưa hề nhận được tin dữ từ quê nhà, cứ yên tâm mà thi, không sợ bên Ngự sử đàn hạch đâu!”. Ngày xưa có lệ: Con cái có đại tang phải cư tang 3 năm, nếu trong thời gian cư tang mà lấy vợ, đi thi, đi nhận chức…sẽ coi là phạm tội bất hiếu, luật xử rất nặng mà xã hội cũng rất coi thường.
Ông Văn Tố trả lời: “Bẩm Cụ, không phải Tố này bỏ thi là sợ sau này bị đàn hặc, xét tội. Xưa nay Tố vẫn không tin mộng mị tào lao nhưng vì chuyện này quá lớn, thà tin là có không nên tin là không. Không đỗ được đại khoa thì đạo học của Tố cũng chẳng mất mát gì, nhưng Cha mất mà kẻ làm con trưởng không về dứng ra mai táng thì đạo hiếu không còn”. Và Ông lập tức trẩy về quê. Về đến gần nhà thì nghe tin Cha mất. Đấy là khoa thi Hội cuối cùng, từ đó về sau Triều đình nhà Nguyễn theo yêu cầu của chính quyền Pháp  bỏ các khoa thi Hán học, nên về sau Ông không còn cơ hội đỗ đại khoa nữa.
Bản tính tiêu dao phóng túng, không thích quan trường nên sau khi cư tang 3 năm Ông không vẫn không trình diện để ra làm quan cho Triều đình Nguyễn mà vẫn chỉ ở nhà uống rượu làm thơ, dạy học trò và làm thuốc Bắc.
Vốn nghề Y học nhà họ Thái đã được gia truyền, từ đời tiên tổ VĂN DOANH công (đời thứ sáu) đã từng được tặng danh là Lương y sư biểu. truyền đến đời nội tổ DANH LÂN công và được phát dương quang đại trong đời tiên khảo VĂN THỊNH công (đời thứ chín). VĂN TỐ công bản tính nghiêm cẩn lại thông minh ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu sách y học cổ, nghe đâu có sách quý là ông tìm đến năn nỉ mượn chép về. Ông lại tỉ mỉ ghi lại kinh nghiệm thực tiễn của từng trường hợp bệnh hiểm nghèo đã gặp và đã chữa trị khỏi hay không khỏi, khỏi nhanh hay chậm, chép thành một thiên Nghiệm phương  để tự mình học tập thêm và truyền dạy cho các học trò. (Thiên Nghiệm phương này được nhiều học trò của Ông chép lại, bản gốc về sau truyền cho con trai thứ ba của Ông cũng theo nghề Y là Thái Phi Hùng ). Chẳng bao lâu tiếng tăm nghề Y của Ông đã truyền khắp vùng Thanh Nghệ Tĩnh và lan cả các tỉnh phía Bắc (Phu nhân của Ông là trưởng nữ của một thương gia họ Vũ ở Thái Bình vào làm ăn ở Nghệ An). Nhiều đại gia ở Bắc có bệnh hiểm nghèo, nghe tiếng đã lặn lội về tận quê mời Ông ra Bắc bốc thuốc trị bệnh. Chữa xong bệnh, có nhà hào phú đã khẩn khoản tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất mời ông ra Bắc hành nghề nhưng Ông nhất thiết từ chối quay về bản quán.
Thời kỳ 15 năm ở Huế:
Năm 1930, sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp và Triều đình Huế e sợ các nhà khoa bảng Nghệ Tĩnh ở lại quê nhà mà không làm quan cho Triều đình Huế thì có thể tạo nhiều ảnh hưởng trong phong trào chống Pháp của nhân dân, gây bất lợi cho chính quyền thuộc địa. Vì vậy Triều đình Huế đã hạ chiếu triệu Ông cũng như các vị khoa bảng khác vào Kinh đô Huế làm quan cho tiện bề giám sát. Sau nhiều lần dâng biểu từ tạ không được chấp thuận, năm Ông đành vào nhận chức Hàn Lâm Biên tu ở Bộ Lại – Lễ 
(Lại bộ là Bộ Nội vụ, Lễ bộ là Bộ Văn hóa nhưng thời đó chỉ có Lục bộ : Lại - Nội vụ, Hộ – Tài chính – Lễ - Văn hóa, Binh – Quốc phòng, Hình – Tư pháp, Công – Công nghiệp và Xây dựng. Do mới có thêm Bộ Học – Giáo dục – trước đây trong Lục bộ không có cho nên Triều đình chủ trương ghép hai Bộ Lại –Lễ làm một).
Vừa nhậm chức, Ông được phong hàm lục phẩm (tương đương cấp bậc với chức Tri huyện).
Ông chỉ làm việc chiếu lệ ở công đường, về nhà thường uống rượu làm thơ với bạn tri kỷ đồng châu Nghệ Tĩnh hay mấy đồng liêu hợp đạo người Quảng. Được ít lâu khi điều kiện sinh hoạt ổn định, Ông đưa người em là THÁI VĂN SIÊU vào Huế đứng mở một hiệu thuốc Bắc do Ông hỗ trợ về tài chính  và chủ trì việc thăm mạch kê đơn.
Được ít lâu tiếng tăm của hai anh em danh y họ Thái người Nghệ đã vang khắp kẻ chợ vùng quê chốn kinh thành không phải chỉ vì do y thuật mà còn bởi y đức và y đạo của hai Thầy. Hầu như các quyến thuộc nhà quan và các nhà tài phú ở kinh thành, ai cũng muốn tìm đến y đường họ Thái thăm mạch kê đơn, người có bệnh thì mong chữa bệnh, ngay cả người không có bệnh cũng tin tưởng muốn cậy Thầy tìm phương bồi bổ cơ thể khí huyết. Do đó sinh ý của y đường rất phát triển.
VĂN TỐ công có chủ trương rất rõ ràng trong việc chữa trị cho các hàng bệnh nhân khác nhau : Lấy của người giàu giúp kẻ nghèo. Với nhà quan, nhà giàu thì Ông lấy tiền nhưng gặp bệnh nhân nghèo thì không những Ông không lấy tiền công thăm mạch bốc thuốc mà thường còn cho tặng cả thuốc thang. Thậm chí có con bệnh quá nghèo Ông còn chu cấp cả tiền ăn uống sinh hoạt trong thời gian lưu lại thành phố để chữa bệnh.
Tôi còn nhớ câu chuyện Ông dạy người học trò thân thiết của Ông là Hồng Tâm – về sau Ông này cũng trở thành một danh y và là chủ một nhà thuốc lớn ở Huế, y đường này có một phương thuốc gia truyền nổi tiếng khắp cả nước là Thuốc dán Con Rắn. Chú Hồng Tâm có lần thắc mắc hỏi Ông: “Tại sao hai con bệnh này bệnh căn bệnh chứng hoàn toàn giống nhau mà thang thuốc Thầy kê cho hai người lại khác nhau xa chừng. Một thang đáng giá hàng đồng bạc (đồng bạc Đông dương bằng 10 phờ-răng Pháp lúc đó, có giá trị rất cao : 1 tạ gạo giá chỉ 1 đồng) còn thang kia chỉ đáng mấy xu”. Ông cười và trả lời:”Thuốc là để chữa bệnh, vậy thì đắt rẻ miễn chữa khỏi bệnh là quý. Trong một thang thuốc có quân thần tá sứ, vị chính để chữa bệnh thường chỉ có một vài nhưng phụ gia có khi hàng chục vị. Người giàu có họ đã dùng nhiều thuốc quý, thuốc mạnh quen rồi, nay dùng phương nhẹ hơn thì chưa chắc trị được bệnh, mặt khác sức đề kháng của họ kém nên phải gia thêm nhiều vị thuốc bổ, thuốc dẫn, ngược lại với người nghèo thường không được dùng thuốc men nên nay gặp đúng thuốc là hiệu nghiệm ngay. Vả chăng nếu con cắt cho người nghèo thang thuốc đắt tiền, bằng tiền ăn cả nhà người ta trong vài tháng thì họ không thể uống thuốc mà như vậy ắt là không khỏi được bệnh. Ngược lai, các nhà hào phú thấy thang thuốc rẻ tiền quá thì dù không nói ra nhưng lòng vẫn xem thường có khi không thèm uống vậy thì cũng không khỏi bệnh!”
Ngoài việc làm thuốc chữa bệnh giúp dân nghèo, trong công việc mỗi khi có điều kiện Ông đề sẵn lòng bỏ công bỏ sức bỏ cả tiền bạc ra để giúp đỡ người dân. Năm Nhâm Ngọ (1942) thôn dân ở xã Quảng Nạp, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình bị bọn cường hào cậy quyền thế gian lận trong việc chia công điền công thổ hàng năm. Không chịu nổi bất công, dân thôn đã nhiều lần làm đơn từ kiện lên huyện lên tỉnh nhưng đều bị bọn cường hào đút lót quan trên dập đi không xét. Thôn dân nhất quyết không chịu thua, cử bô lão thay mặt dân làm đơn mang vào tận kinh đô xin xét xử. Tình cờ  gặp mấy cố lão vạ vật ngoài đường phố, Ông hỏi thăm biết đầu đuôi câu chuyện liền cho họ về nhà tá túc và giúp cho họ biết đường đầu kiện. May mắn là công việc xem xét vụ kiện đó cũng thuộc phần hành của Bộ Lại – Lễ ( như là Bộ ghép Nội vụ – Văn hóa ngày nay) nên Ông tìm cách can thiệp đưa đến gặp  những quan lại chủ trì nghiêm minh và kết quả là dân làng thắng kiện. Dân oan thắng kiện muốn đền đáp nhưng Ông nhất thiết không nhận bất luận tiền nong quà cáp gì, ngay cả tiền nuôi cả đoàn bô lão trong hàng mấy tháng trời trong nhà. Cuối cùng họ trở về quê nhà, tạc một bức cuốn thư có 4 chữ đại tự : TỪ TÂM QUẢNG NẠP ý ca ngợi tấm lòng nhân từ bao dung rộng rãi của Ông và cũng có ý nghĩa là nhân từ đối với dân thôn Quảng Nạp mang vào tận kinh thành kính biếu. Bức cuốn thư đó hiện còn lưu giữ tại tư gia của tôi và tôi thường kể lại sự tích để cho con cháu đời sau học lấy tấm gương sáng của tiền nhân.
Vào dịp Tết năm Quý Mùi (1943) có một sự kiện có tác động đến công việc của Ông. Hồi đó Bà Từ Cung Thái hậu – Vợ vua Khải Định, Mẹ của Vua Bảo Đại – đang mắc một chứng bệnh nan y. Bà Từ cung không chịu chữa theo Tây y còn các quan  Thái y thì đã chạy chữa rất lâu mà hầu như đều bó tay. Viện trưởng Thái y viện hồi đó là một danh y họ Hoàng, người Quảng nam, Tiến sĩ xuất thân, bèn tiến cử VĂN TỐ công chữa bệnh cho Đức Bà.(Về chuyện tiến cử này có một giai thoại về một vụ đánh cá của hai danh y trong tiệc rượu cuối năm trong Triều đình – xin thuật lại vào một dịp khác)) Chẳng bao lâu chữa khỏi, cả Triều đều ca ngợi và Cụ Hoàng nhất quyết xin cáo hưu, nhường lại chức Thái y viện trưởng cho Ông. Triều đình phong Ông lên tước Quang lộc tự thiếu khanh đặc cách thăng lên tứ phẩm – hàm đường
(Trong quan chế nhà Nguyễn chia làm 9 phẩm, mỗi phẩm có tòng và chánh. Cấp xã, tổng có công thì được nhận hàm cửu phẩm, bát phẩm, cấp tri châu, tri huyện là lục phẩm, tri phủ hoặc Bố chánh, Án sát cấp tỉnh là ngũ phẩm. Từ bậc tứ phẩm trở lên thì được nhận hàm đường là quan cấp Tỉnh, cán bộ cao cấp, tứ phẩm là tương đương cấp tuần phủ – tương đương Phó chủ tịch tỉnh hoặc cấp Cục, Vụ trưởng bây giờ. Tổng đốc là tương đương cấp chủ tịch liên tỉnh hoặc tỉnh lớn như Sơn Hưng Tuyên tổng đốc, An Tĩnh tổng đốc v..v.. hoặc ở Triều thì bậc Thượng thư – Bộ trưởng- và đến cả Hiệp biện học sĩ, Cơ mật viện đại thần – tức  thành vên Hội đồng Tối cao - đều hàng nhị phẩm. Nhất phẩm Triều đình chỉ có bốn vi Tứ trụ: Cần chánh điện, Văn minh điện và Võ hiển điện đại học sĩ, cùng với Đông các đại học sĩ. Ở Nghệ Tĩnh ta xưa nay chỉ có Cụ Đông các Cao Xuân Dục  người Thịnh Mỹ, Diễn Châu cũng do Cử nhân xuất thần mà làm nên đến bậc bậc nhất phẩm Triều đình. Cụ Nguyễn Công Trứ là bậc kỳ tài văn võ song toàn lập nhiều công lao cho Triều đình có lúc đã thăng đến Sơn – Hưng – Tuyên tam tỉnh Tổng đốc hàm nhị phẩm nhưng do tính tình quật cường nên lại nhiều lần bị giáng, trước khi về hưu chỉ nhận chức Thừa Thiên Phủ Doãn hàm tam phẩm)
Từ đó uy tín về y thuật của Ông càng tăng và các bậc mệnh phụ triều đình như Mẹ của Thượng thu Bộ Lại (thượng thư đầu triều, tương đương cấp Thủ tướng – vì Nhà Nguyễn có chế độ không dụng Tể tướng), cũng như Lục bộ, mẹ và vợ của Cửu môn Đề đóc hộ thành (Tư lệnh Bảo vệ kinh đô) và nhiều quan chức cao cấp khác đều là khách thăm bệnh thường xuyên của Ông.
Còn có một câu chuyện hết sức cảm động về y đức và y đạo của Ông. (Câu chuyện này tôi biết khá tường tận vì hồi đó tôi đã tầm 8, 9 tuổi) Năm 1940-41 cả Miền Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ bị thiên tai mất mùa đói kém, ở đồng bằng Bắc kỳ thực dân Pháp thỏa hiệp để cho quân Nhật bắt dân phá mầu trồng đay, dân quê thiếu ăn phải ăn cả các loại củ chuối, cỏ dại, thịt súc vật chết v..v..để sống thoi thóp.
Đầu năm 1942 có bệnh dịch tả hoành hành ở ngoại thành Huế nhất là vùng biển Thuận An vì dân đói thường phải tìm ăn những loại cá chết, ốc chết dạt lên bờ.
Nhà tôi ở Huế thời ấy thường mua cá biển tươi của vài người bán quen từ Cửa Thuận gánh chạy lên. (Thời đó chưa có phương tiện ô tô, xe máy mà cũng chưa có nước đá, máy lạnh nên người buôn cá mua cá ở thuyền trút vào thúng xong phải gánh chạy bộ rất nhanh suốt 12 – 15 km lên Huế để bán, nếu chậm trễ là cá ươn, mất giá). Một hôm từ tờ mờ sáng đã thấy hai ông bán cá quen gọi cửa – tôi không nhớ tên ông chỉ còn nhớ là ông họ VĂN, một dòng họ khá hiếm hoi còn một Ông tên là CỚ, tôi không nhớ họ - Lần này thay vì gánh 2 thúng loại cá lớn như cá chim cá thu thường mang lên thành phố bán…tôi thấy ông gánh một bên là lưng thúng cá “mặn chặn” - một loại cá nhỏ rất rẻ tiền, thường nhà nghèo mới mua làm mắm chứ nhà khá giả ở thành phố không ai ăn – còn bên kia là một bé gái hơn tôi 3, 4 tuổi đen đúa và rất gầy gò.
Gặp Bà nội tôi (là Bà VŨ THỊ CHÂU vợ ông VĂN TỐ) ông bán cá khóc và kể lể: “Nhà ông ta có 8 người, mẹ già, vợ và đứa con út thiếu ăn đã chết đói, bây giờ cả làng phát bệnh dịch tả, cả 3 đứa con còn lại của ông nặng nhẹ đều phát bệnh chắc chỉ chờ chết. Chỉ còn đứa gái thứ hai chưa mắc bệnh nhưng nếu ở nhà thì trước sau cũng chết. Nay ông rứt ruột mang con lên cho nhà tôi nuôi, dù có phải làm tôi đòi khổ sở nhưng may ra còn sống sót. Dịp này biển cũng mất mùa, trai bạn ốm đau chết chóc nên không đi được biển xa đánh cá lớn. lưng thúng cá vụn kia là thu hoạch đánh bắt cả mấy ngày gánh lên để mong đổi lấy vài lon gạo về cho cả nhà húp chút nước hồ”.
Bà tôi đang ngạc nhiên và đắn đo vì thời buổi khó khăn đói kém, thêm một miệng ăn trong nhà đâu phải chuyện dễ dàng, ấy là chưa kể dạo đó nhà tôi còn phải cưu mang nhiều bà con họ hàng ở quê rồi cả những người ăn người làm trong nhà cũng đều đang lâm vào cảnh rất túng thiếu. Ông VĂN TỐ từ nhà trên đi xuống nghe qua câu chuyện, hỏi han ngay đến tình hình bệnh dịch dưới Thuận An. Nghe xong, ông gọi người học trò là Hồng Tâm bảo đi chuẩn bị ngay tất cả các liều thuốc bánh hiện có sẵn – nhà họ Thái vốn có một phương thuốc trị dịch tả gia truyền rất hiệu nghiệm – sắp vào một tay nải đi cùng ông theo người bán cá về làng ngay để cứu bệnh. Ông bảo Bà tôi cùng người nhà ở nhà đi bốc thuốc về chuẩn bị làm gấp mấy trăm liều thuốc nữa để vài hôm sau về lấy tiếp. Ông lại bảo gia đình tôi mang hết gạo dự trữ trong nhà đổ vào hai thúng cho người bán cá gánh về nấu cháo trợ giúp cho bà con trong làng. Hai hôm sau thấy chú Tâm về lấy thuốc rồi lại đi tiếp, lần này thân sinh tôi là VĂN HÒA cũng đi theo xem tình hình nhưng phải về ngay vì còn phải đi làm việc. Mãi hơn nửa tháng sau mới thấy hai thầy trò quay về. Chú Tâm nói rằng, cả làng 10 phần chết 7 nếu thầy trò ông tôi không về kịp thì xem như làng bị xóa sổ. Sau này được biết làng đó lập bài vị của Ông nội tôi thờ sống cạnh bài vị của Thành hoàng làng, xem như người đã có ơn cứu cho làng không bị tuyệt, có ơn tái lập làng. Người con gái ông bán cá tên là VĂN THỊ NGHIÊM sau được Cha mẹ tôi nhận làm con nuôi. Năm sau, Bà nội tôi về quê mang theo Cô Nghiêm và em gái thứ ba của tôi là THÁI THỊ THANH VÂN. Sau này lúc toàn quốc kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi chạy về quê ở Yên Thành vẫn xem Cô Nghiêm như con, đến lúc trưởng thành gả chồng về họ ĐẬU tên là ĐẬU VĂN DU ở Xóm Làng. Anh Du sau này đi bộ đội thăng đến cấp Trung tá và là liệt sĩ hy sinh ở chiến trường B, các con cháu đến nay đều đã trưởng thành. Bà NGHIÊM và con cháu vẫn theo cúng giỗ trong nhà thờ như là con đẻ họ Thái.
Lúc ấy phong trào cách mạng đang lên cao, Nhật Pháp xung đột gay gắt, sĩ phu đều muốn chống Pháp, chống đối Triều đình. Ông VĂN TỐ  thường ủng hộ đám thanh niên tân tiến, lơi dụng rượu say làm nhiều bài thơ chửi mắng bọn Pháp và bọn tham quan, chính quyền Pháp và Nam triều đều rất khó chịu nhưng vì uy tín và lòng mến phục của mọi người từ quan đến dân đối với Ông quá lớn nên chúng không dám thẳng tay trừng trị.
Phần Ông cũng chán nản quan trường nên năm 1944 tạ cớ sức khỏe giảm sút mà dâng biểu từ quan và được Triều đình đồng ý chấp thuận, sắc phong lên Quang lộc tự khanh, hàm tam phẩm và tổ chức lễ đưa tiễn rất long trọng. Trong bài thơ lưu giản của Ông viết theo điệu ca trù có câu:
Mười lăm năm Núi Ngự sông Hương,
Ngoảnh mặt lại Lam Hường nhiều chuyện lạ
ngụ ý nói lên phong trào cách mạng lúc đó ở Nghệ An đã sôi nổi hơn rất nhiều so với ở kinh đô Huế.
Những năm cuối đời trở lại quê nhà:
Bảo Đại thứ 20 – 1944 – VĂN TỐ công mới 55 tuổi, chán nản quan trường dâng biểu từ quan xin về hưu sớm trở về sống tại quê cũ  ở Tân Mỹ, Tràng Thành.
Ông vẫn tiếp tục làm thuốc cứu người được mọi người trong hạt tôn quý. Thời ấy Triều đình đã bỏ các khoa thi Hán học đã lâu nhưng nhiều thế gia vọng tộc trong hạt vẫn muốn con cháu được học chữ Hán để duy trì hương hỏa. Nhiều nhà hào phú trong hạt đã thay nhau mời Ông về ngồi mở lớp dạy học tại nhà, dạy chữ Hán và nêu gương đạo đức, số môn sinh theo học trong mấy năm lên đến hàng trăm.
Ngay sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, Ông được mời tham gia Mặt trận Việt Minh rồi sau đó được bầu làm Phó Chủ tịch mặt trận Liên Việt huyện Yên Thành, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt xã Tràng Thành. Khi Huyện Yên Thành lập Tòa án nhân dân đầu tiên Ông được bầu làm Hôi thẩm nhân dân.
Sau khi Hòa bình lập lại ở Miền Bắc, năm 1955 Cụ NGUYỄN TRUNG  KHIÊM, một người bạn thâm giao, vốn có học về Y học với Ông, là một thân sĩ tham gia cách mạng rất có tín nhiệm, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao tổ chức thành lập Hội Đông Y Việt Nam. Ông  NGUYỄN đã mời VĂN TỐ công ra Hà Nội để chuẩn bị thành lập Hội. Tuy nhiên việc chưa thành thì sức khỏe Ông bị sa sút, Ông quay về và mất tại quê nhà vào ngày 20 Tháng 7 năm Bính Thân tức là năm 1956
Chính kỵ: ngày 20 tháng 7
Mộ hiện táng tại Nghĩa trang họ Thái xứ Cồn Sùng.

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Bài tựa Gia phả Họ THÁI - Bản gốc 1882

Bài tựa GIA PHẢ KÝ - Bản 1882
Jun 3, 2010 4:37 PMPublicPageviews 90
BÀI TỰA GIA PHẢ NHÀ HỌ THÁI

PHÙ
(Thưa rằng)
Nhà có phả cũng như nước có sử. Vì sao vậy? Quốc sử là để chép chính sự do Triều đình thi hành, Gia phả là để ghi nguồn cội các đời của một nhà: mục đích cũng là một vậy!
Nhà mà không có phả thì tả chiêu hữu mục, trải mấy đời truyền thì sự sắp xếp trong nhà có thể đi đến sai lạc, bản tôn, thứ chi chưa mấy đời mà ân nghĩa cơ hồ đã tuyệt….(mất một số chữ)
nên đời này sang đời khác gia công tìm kiếm ghi rõ và nhuận sắc thêm, không chỉ làm đẹp thêm sự nghiệp đời trước mà thực sự để tỏ rạng tương lai, không phải là vô ích cho họ ta vậy
                                                                                      Nay đề tựa

* Gia phả này là do đích tôn THÁI VĂN CHIÊU, cháu của THÁI VĂN ĐỈNH công, chắt THÁI DANH QUANG công, đồng tộc đẳng ghi chép.
* Cháu: THÁI VĂN THỊNH phụng sao
                                     Ngày 14 tháng Giêng năm Tự Đức thứ 36 - Công lịch 1882

* Tằng tôn THÁI VĂN TỐ và Huyền tôn THÁI VĂN HÒA phụng tục biên


Ghi chú:
Một huyệt mộ Tổ họ ta trước cát táng ở địa phận thôn Nam bản xã, nay thuộc xứ Cầu Điệp, mộ hình chùm giống như Thổ tinh, Đông, Nam, Bắc ba phía giáp ruộng nhà Phan Bá Đam người thôn Nam. Đất này Hợi long nhập thủ, Canh thủy đáo đường (Rồng Hợi vào đầu, nước Canh đến nhà), sau khi táng mấy đời liền tài nguyên khá đủ, văn học dần phát, thành mộ Tổ đó. Tuy nhiên trước mặt đất này Hổ sa lăng bối (cát Hổ phạm vào sau lưng), ít vượng đinh tài, thế nước chảy xuống, khó thành phong phú nhưng cũng được coi là thứ cát (tốt vừa). Đến Cao Tổ khảo 5 đời của ta là Hiệu sinh trường Phủ ta, mộ của Thái quý công cát táng ở địa phận thôn Phụng Luật xã Công Trung bản tổng, hiện là Cồn Dầu, hình giống Kim tinh, táng nơi đỉnh nhô cao phía Tây cồn. Huyệt này Canh long nhập thủ, Tốn thủy đáo đường (Rồng Canh vào đầu, nước Tốn đến nhà) tọa Tân hướng Ất, được là thứ cát (tốt vừa). Cho nên họ ta từ hiển tổ khảo ba đời Thái quý công về sau tương đối vượng đinh phần nhiều là nhờ mộ Tổ 5 đời được đất tốt vậy.
      Nay xin ghi lại.